Trở lại   Chợ thông tin đồ thất lạc Việt Nam > BAN QUẢN TRỊ DIỄN ĐÀN > Quảng cáo trên matdo.sangnhuong.com
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 19-08-2019, 11:14 PM
giaoviennuocngoai giaoviennuocngoai đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2019
Bài gửi: 48
Mặc định Những việc cha mẹ làm để trẻ có lòng tự trọng

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mỗi bậc cha mẹ nên làm những điều sau đây, dần dần con bạn sẽ xây đắp được lòng tự trọng. Đứa trẻ sau này sẽ thành người có đức hạnh cao quý, đem lại tình yêu cho bản thân và những người xung quanh.



Chắc hẳn bạn cũng đôi lần tự hỏi tự trọng là gì? Nó không phải là sự kiêu ngạo, hiếu thắng ganh đua để chứng tỏ bản thân mình là quan trọng. Người có lòng tự trọng cao quý có quy tắc đạo đức cao, bảo vệ sự thanh khiết của bản thân, luôn giữ mình cao quý cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Tính cách tự trọng có được rèn giũa qua nhiều thời gian tích lũy, nó được nuôi dưỡng, vun đắp có được từ các bậc phụ huynh từ khi còn nhỏ giống như cách tìm giáo viên bản ngữ chất lượng giá rẻ. Người có lòng tự trọng cao sẽ có được hạnh phúc, đơn giản vì những người đó có được cách giải quyết các vấn đề, đương đầu với khó khăn, thua cuộc và thử thách trong cuộc sống. Họ cũng là người có uy tín và được kính trọng trong cộng đồng.

Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý để giáo dục trẻ về lòng tự trọng.

1. Cho con biết rằng bạn rất yêu thương bé

Hãy cho con biết rằng bạn rất yêu quý rất nhiều. Thứ nhất, cách này giúp bé luôn cảm thấy an toàn. Thứ hai, nó sẽ hình thành tình yêu thương trong trái tim trẻ. Khi phát triển hơn, bé nhà bạn tiếp tục được bồi dưỡng và phát triển tình yêu thương trong các mối quan hệ với người khác. Tình yêu thương là nền tảng giúp xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong cuộc đời con người. Cho nên, hãy luôn ôm ấp con khi chào và tạm biệt, cùng đọc sách, nấu ăn và luôn thể hiện tình cảm vô bờ với trẻ mỗi ngày.

Bên cạnh đó, khi con bạn thực hiện việc nào đó sai trái, hãy tách riêng hành vi sai trái đó ra khỏi con người tổng thể của con bạn. Bản thân mỗi chúng ta đều có sẵn một sự tức giận nhất định và chỉ cần ai đó động tới, bạn sẽ bị kích thích và tức giận. Thế nhưng, hãy giữ vững bản thân. Đừng la mắng, nếu quá nghiệm trọng thì hãy kỷ luật nhưng phải loại sạch cảm xúc tiêu cực khi bạn thực hiện việc kỷ luật đó. Việc kỷ luật này là để khiến con bạn trở thành tốt hơn chứ không phải để xả cơn tức giận bực dọc của chính bạn.

Tốt nhất nên để bé nhà bạn tự nhận được hậu quả một cách tự nhiên từ hành [độngvi sai trái của chúng. Lúc này việc của bạn là hướng dẫn cho chúng biết về hậu quả mà chúng mang lại. Hãy trò chuyện nghiêm túc nhưng tôn trọng. Cách bạn hành xử với con trẻ sẽ là bài học để chúng noi theo.

Ý nghĩa: Tình yêu thương vô cùng quan trọng trong việc vun đắp lòng tự trọng. Một người biết yêu thương, cảm thông và luôn nghĩ tới người khác sẽ là người có trách nhiệm trong hành vi và tư duy của bản thân mình. Họ cảm thông với người nhưng nghiêm khắc với bản thân.

2. Vùi đùa cùng con bạn

Đứa trẻ nào cũng muốn chơi đùa với bố mẹ. Lúc bạn chơi với con mình, bạn sẽ cho chúng thấy rằng bạn muốn dành thời gian cho chúng và coi trọng sự hợp tác. Trong quá trình vui chơi cùng trẻ, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng truyền tải những bài học một cách đơn giản nhẹ nhàng và trẻ dễ lắng nghe hơn. Ví dụ như khi chơi cờ vua hay cá ngựa, khi tụi nhỏ tranh cãi nhau và không tôn trọng luật chơi, bạn sẽ dạy chúng cách tuân thủ luật chơi để mọi người cùng vui vẻ.

Một số lợi ích khi chơi cùng trẻ: giúp trẻ hình thành và phát triển sự tự tin, tinh thần giúp đỡ người khác, trở thành một người vui vẻ và thú vị, làm tiền đề xây dựng những mối quan hệ xã hội vững chắc sau này. Các nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên chơi cùng con sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, giảm nguy cơ bị trầm cảm và lo lắng.

Ý nghĩa: Trẻ em thích chơi đùa, chúng sẽ tiếp thu những vấn đề mới thông qua những trò chơi. Khi chơi cùng trẻ, bạn không chỉ tạo sự gắn bó trong gia đình mà còn dễ dàng truyền tải các bài học về xử lý tình huống và định hình tư duy của trẻ.

3. Cho con cơ hội chịu trách nhiệm

Nên giao công việc thích hợp cho trẻ và để trẻ học cách tự gánh trách nhiệm với những việc bạn giao. Điều này sẽ giúp cho trẻ ý thức về mục đích, thành tựu và trách nhiệm. Nếu chúng làm công việc đó không tốt thì hãy luôn cổ vũ và khen tặng vì nỗ lực của chúng. Nếu làm tốt hãy dành tặng thành quả chúng đạt được, nếu chưa tốt hãy động viên trẻ kiên nhẫn rèn luyện để làm cho tốt.

Ví dụ, bố mẹ giao cho chúng làm việc nhà, hãy “nghiệm thu” đánh giá việc làm của chúng. Chỉ cho chúng biết về hiệu quả hay hậu quả của việc mà chúng làm. Lưu ý: bạn luôn cần dạy con có thái độ tích cực khi gặp thất bại. Nên nói với chúng rằng, trên thực tế con người thường mắc lỗi và không hoàn hảo. Những khi không thành công và lỗi lầm là các bài học dạy chúng ta tính kiên trì và tiếp tục cố gắng để cải thiện. Hãy coi thất bại là bài học quý giá và là bậc thang để tiếp tục bước lên.

Bạn hãy tạo cơ hội để con tự làm các việc vừa sức như sắp xếp đồ chơi khi chơi xong, dọn dẹp nơi ngủ, tự giải quyết các vấn đề không tốt với bạn bè (bạn có thể tham gia với vai trò “cố vấn”). Hãy để chúng tự nói chuyện với thầy cô và những người lớn khác để giải quyết vấn đề, bạn chỉ tham gia khi trẻ cần hỗ trợ. Bạn cũng cần thống nhất quan điểm với trẻ từ đầu về điều này để trung tâm dạy tiếng việt cho người nước ngoài hiệu quả.

Một cách khác cũng hiệu quả và thú vị là các phụ huynh trưng bày các thành quả làm việc của con như các bức tranh hay các đồ dùng thủ công chúng đã làm. Khi người khác nhìn thấy và ghi nhận những sản phẩm đẹp, trẻ sẽ nhận được sự khuyến khích.

Ý nghĩa: Tự chịu trách nhiệm là một hòn đá tảng trong việc rèn luyện lòng tự trọng. Mỗi việc con trẻ làm chúng đều biết cân nhắc. Nó cũng giúp xây dựng khả năng tự ra quyết định, dám làm dám chịu, không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho người khác.

4. Tôn trọng con

Cho dù bé ở lứa tuổi nào thì bạn cũng nên tôn trọng chúng, nên tiếp thu những lời chúng nói một cách thật lòng. Cho con nhận thấy rằng tất cả những ý kiến của con đều rất được cha mẹ để ý, lắng nghe và thấu hiểu. Không hứa bừa và thất hứa, cần suy nghĩ thật kỹ mỗi khi trẻ đưa ra đề nghị, một khi đã hứa bạn cần phải thực hiện. Một điểm khác của sự tôn trọng là bạn cần luôn thành thật với con, cũng như cổ vũ con thể hiện sự thành thật trong hành động và lời nói.

Ý nghĩa: Khi bạn tôn trọng con trẻ, chúng cũng sẽ học được cách tôn trọng bản thân mình cũng như người khác.

Bằng những việc làm trên đây của cha mẹ, lòng tự trọng sẽ từ từ được bồi dưỡng trong con trẻ qua thời gian. Đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành người có đức hạnh cao quý, có sức ảnh hưởng tới người khác, đem lại hạnh phúc cho chính mình và những người xung quanh.

Tổng hợp
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com