Xem bài viết riêng lẻ
  #1  
Cũ 25-10-2016, 12:54 PM
careehello careehello đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Sep 2016
Bài gửi: 131
Mặc định Bến Tre :Giúp học sinh chọn nghề phù hợp

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Học nghề và thành công trong nghề nghiệp, việc làm là mơ ước chính đáng của rất nhiều thanh niên. Song, để lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp là việc làm không phải dễ.
Tổng hợp những mẫu đơn xin việc viết tay hay nhất, xem thêm: đơn xin việc viết tay


Nhằm chia sẻ với những lo toan ấy của các bạn trẻ, nhất là học sinh phổ thông, vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bến Tre phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình “Truyền thông, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT trên địa bàn ba huyện biển: Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp” thuộc Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và đào tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” của Trung ương Đoàn.

Tại 6 buổi tư vấn, học sinh các Trường: THPT Huỳnh Tấn Phát, THCS Châu Hưng (Bình Đại), THPT Tán Kế, THCS An Thủy (Ba Tri) THPT Trần Trường Sinh, THCS Đại Điền (Thạnh Phú) đã nêu rất nhiều câu hỏi về hoạt động hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp. Các em được tư vấn chọn nghề, chọn trường, hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng và đào tạo liên thông; những điều cần biết khi đăng ký thi vào các trường đại học, trung cấp và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nghề nghiệp, việc làm. Thầy Dương Hoàng Cường - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động thuộc Trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi cho biết, hiện nay Việt Nam có trên 1.400 nghề với khoảng trên 10.000 chuyên ngành khác nhau. Nếu học sinh đã tốt nghiệp THPT thì sẽ học tiếp các bậc học cao đẳng, đại học. Nếu học sinh chỉ tốt nghiệp THCS thì sẽ tham gia học nghề ở các trường trung cấp, trong đó có trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề hay cao đẳng nghề và cao đẳng chuyên nghiệp. Tại Bến Tre, Trường Cao đẳng Bến Tre đào tạo các ngành kỹ thuật, kinh tế, sư phạm; Trung cấp Y tế đào tạo các ngành điều dưỡng, y sĩ; Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật đào tạo các ngành hát, múa, cải lương, nhạc; Trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi đào tạo 14 ngành nghề khác nhau ở bậc học cao đẳng và trung cấp; Trường Trung cấp nghề Bến Tre đào tạo từ trung cấp nghề trở lên; trung tâm dạy nghề ở các huyện đào tạo chương trình sơ cấp… Như vậy, các em vẫn có thể liên thông từ sơ cấp lên đại học, dù chưa tốt nghiệp THPT.

Thầy Cường chia sẻ thêm, để có được một nghề ổn định nuôi sống bản thân, ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, các em nên định hướng cho mình một nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình, cũng như tâm sinh lý bản thân; đồng thời, kiên định với nghề mình đã chọn.

Hiện nay, Chính phủ có Nghị định số 49 quy định về chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo tham gia học nghề; trong đó, miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như: Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy, Tân Thủy (Ba Tri), Thừa Đức, Thới Thuận, Bình Thắng (Bình Đại), An Nhơn, An Qui, An Thuận, Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú).

Thầy Lê Thanh Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Tổng hợp hướng nghiệp thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Giáo dục hướng nghiệp hiện nay được thực hiện theo các hình thức: dạy, học các môn văn hóa; dạy, học môn công nghệ; dạy nghề phổ thông; hướng nghiệp lao động sản xuất, tổ chức các hoạt động: giáo dục hướng nghiệp, ngoại khóa, tham quan; sự tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng, sự hướng dẫn của gia đình và các tổ chức xã hội. Mỗi năm, toàn quốc có khoảng 90% học sinh tốt nghiệp THCS đi tiếp vào THPT; sau tốt nghiệp THPT, hầu hết các em chọn thi vào đại học, cao đẳng. Bình quân cả nước có khoảng 1,2 triệu thí sinh thi vào đại học/năm, nhưng các trường chỉ tuyển khoảng 35% thí sinh. Điều này dẫn đến hệ lụy là tỷ lệ đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp nghề mất cân đối, gây ảnh hưởng đến cơ cấu lao động; xuất hiện tình trạng thầy nhiều hơn thợ, số người thất nghiệp nhiều, lao động lại không đúng chuyên môn đào tạo, trình độ đào tạo; thiếu đội ngũ lao động lành nghề, thiếu đội ngũ lao động qua đào tạo, những nơi thừa cứ thừa, những nơi thiếu cứ thiếu gây lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực.

Thực trạng trên đòi hỏi phải cơ cấu lại nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, có chất lượng theo định hướng tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT. Khi chọn nghề, học sinh cần lưu ý đến yếu tố sở thích, sở trường, năng lực, khí chất, tâm lý, sức khỏe và khả năng thích ứng với nghề mình đã chọn. Ngoài ra, học sinh còn phải học nghề theo nhu cầu của xã hội, định hướng xem học nghề sau khi ra trường có tìm được việc làm không.

Hiện nay, các trường trung cấp chuyên nghiệp không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển theo học bạ. Đặc biệt, ban giám hiệu nhà trường sẽ giới thiệu học viên đến các công ty thực tập. Em Nguyễn Thị Hồng Hạnh, học sinh lớp 9/1 Trường THCS Đại Điền (Thạnh Phú) cho biết, tốt nghiệp THCS xong, em sẽ vào THPT. Sau đó, nếu không đỗ đại học, em sẽ học nghề theo năng khiếu của bản thân. Một số học sinh lớp 7, 8 của trường thì cho rằng sẽ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và tâm sinh lý của bản thân để sớm có việc làm nuôi sống mình.

Nguồn: http://www.dantri.com.vn/
__________________
viec lam nhanh
Trả lời với trích dẫn