![]() |
Phân loại lao động để quản lý tốt hơn
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý đối với tình trạng lao động nước ngoài làm việc “chui” tại Việt Nam như thế nào? Chế tài xử lý đối với những lao động này ra sao? Ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trao đổi với phóng viên về vấn đề này.
Hãy cùng tham gia tìm việc Hải Phòng tại đây: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/hai-phong/HP Tình trạng lao động nước ngoài làm chui tại Việt Nam đã tồn tại từ nhiều năm nay. Nhiều ý kiến “bao biện” cho rằng nguyên nhân chính là do lao động Việt Nam không thể đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ năng cũng như kỷ luật. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào? Tình trạng này đã tồn tại từ nhiều năm nay và thậm chí là đến nay cũng chưa có bộ, ngành nào có con số chính xác về số lượng lao động nước ngoài làm việc không phép tại Việt Nam. Về nguyên nhân tại sao nhà thầu nước ngoài không ưu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam do thiếu kĩ năng và kỉ luật theo tôi là không chính xác. Đúng là lao động Việt Nam trong một số lĩnh vực nhất định như: lắp giàn giáo móng ở độ sâu hàng chục mét, làm việc liên tục với cường độ cao, và hơn cả là tính kỷ luật của lao động Việt Nam vẫn còn hạn chế. Nhưng trách nhiệm của các bên liên quan trước hết là chấp hành pháp luật Việt Nam, không ai có thể viện lý do này khác để vi phạm pháp luật. Hơn nữa, đối với người lao động, chúng ta hoàn toàn có thể đào tạo và rèn luyện để họ đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu được quan tâm tuyển dụng và đào tạo, tôi không tin lao động Việt Nam sẽ thua kém lao động của bất cứ nước nào trong khu vực. Vậy tại sao lại tồn tại tình trạng chủ đầu tư Việt Nam nhưng lại không có quyền tuyển dụng lao động Việt Nam? Tại một số nước trên thế giới đã có những quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động nước ngoài như chỉ được sử dụng tối đa 3% lao động nước ngoài và phân loại từng đối tượng lao động cụ thể như chỉ được sử dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật chuyên môn cao mà nước sở tại không đáp ứng được. Còn đối với đội ngũ lao động phổ thông có thể đáp ứng được nhu cầu công việc thì nhà thầu phải ưu tiên sử dụng đội ngũ này. Có như vậy mới được phép thi công công trình đấy. Nhưng tại Việt Nam lại tồn tại một nghịch lý là chủ đầu tư Việt Nam nhưng không quyết được số lao động thi công công trình, bỏ qua rất nhiều việc làm cho lao động trong nước bởi ngay trong hợp đồng bỏ thầu đã không quy định cụ thể thì các chủ thầu nước ngoài vẫn có quyền đưa không hạn chế người lao động sang theo hình thức có tên gọi là “thầu trọn gói”. Thậm chí từ lâu các nhà thầu Trung Quốc đã triển khai các dự án ở châu Phi và ồ ạt đưa lao động Trung Quốc sang đó. Rõ ràng cung cách “nhà thầu đi trước, lao động đi sau” đã không còn xa lạ... Vấn đề là các lao động đó không đáp ứng được quy định pháp luật của Việt Nam. Như chúng ta đã thấy, nhà thầu Trung Quốc không chỉ đưa sang Việt Nam máy móc mà cả công nhân, thậm chí cả tạp vụ. Trách nhiệm của từng địa phương trong vấn đề này ở đâu, thưa ông? Theo tôi trách nhiệm chính trong việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam thuộc về từng địa phương. Hiện việc cấp phép cho lao động nước ngoài được phân cấp cho các địa phương. Đây là hướng quản lý đúng bởi chỉ có địa phương mới có điều kiện sâu sát với dự án có sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn. Nhưng cũng có thực tế do ưu đãi để mời gọi các nhà đầu tư đến với mình, nhiều địa phương sẵn sàng ngó lơ để nhà đầu tư sử dụng lao động kiểu nào cũng được. Thông tư 03 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã quy định Sở Lao động -Thương binh và Xã hội các tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển và quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn, nhưng không có thêm bất cứ hướng dẫn về chế tài xử phạt ra sao nếu chủ sử dụng lao động có vi phạm. Đây có lẽ là một “kẽ hở” khiến các nhà thầu nước ngoài tự tung tự tác trong việc sử dụng lao động. Theo ông phải làm sao để có sự quản lý tốt đối với lực lượng lao động nước ngoài đang gia tăng một cách nhanh chóng hiện nay? Đã từ lâu Việt Nam được đánh giá là nước có thế mạnh về lao động giá rẻ, nhưng sự hiện diện của lao động nước ngoài không chỉ khiến lao động trong nước mất cơ hội có việc làm mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình trật tự an ninh xã hội. Những lao động có trình độ, có tay nghề thì phần lớn đều thực hiện rất đầy đủ thủ tục pháp luật lao động Việt Nam. Còn đối với những lao động “chui” là lao động phổ thông, việc thực hiện đầy đủ các giấy tờ theo đúng luật định là rất khó. Vì vậy, theo tôi muốn quản lý tốt, tận gốc tình trạng lao động nước ngoài “chui” tại Việt Nam thì phải phân loại lao động. Phân loại có thể theo trình độ, cơ cấu nghề nghiệp, giới tính. Khi có số lượng cụ thể thì mới có giải pháp xử lý triệt để. Đối với các gói thầu do nhà thầu nước ngoài thực hiện thì chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước phải thật sự vào cuộc, để nhà thầu ưu tiên sử dụng người lao động Việt Nam. Nguồn: http://laodong.com.vn/ |
Điều duy nhất bạn cần nhớ để tiết kiệm điện cho điều hòa
![]() Có đến hàng trăm cách để tiết kiệm điện cho điều hòa nhưng một cách cực kỳ đơn giản thì nhiều người lại chưa quan tâm tới. Cùng khám phá ngay thôi! Mùa hè ở miền Bắc đang thực sự bắt đầu “đốt cháy” rất nhiều thứ đặc biệt là tinh thần chịu cực nhọc của con người nơi đây. Phải nói là mùa xuân người ta muốn ra đường vui chơi bao nhiêu thì mùa hè lại muốn chôn chân trong nhà, trong phòng làm việc bấy nhiêu bởi lý do thực tế rằng ở đường thì không có điều hòa”. Sua dieu hoa Cứ mỗi năm hè tới, người ta lại có hàng ngàn đường link share “ầm ầm” trên mạng xã hội cách tiết kiệm điện cho điều hòa mà hiệu quả những mẹo vặt này mang lại là rất ít hoặc khó áp dụng diện rộng vì mỗi không gian lại có địa hình khác nhau. ![]()
1 điều duy nhất giúp tiết kiệm điện đến 10 lần Để tiết kiệm điện năng cho điều hòa ngoài những gạch đầu dòng ở trên bạn đã quá quen thuộc thì hè này bạn đừng quên thử một chế độ giúp điều hòa tiết kiệm tới 10 lần so với thông thường. Hãy nhớ chọn chế độ Dry Bạn nhìn vào điều khiển điều hòa thì sẽ thấy có 4 chế độ: Auto, Cool, Dry và Heat. Hãy chọn chế độ Dry (hình ảnh biểu thị là hình giọt nước). 1 thao tác cực kỳ đơn giản này sẽ giảm công suất tiêu thụ của điều hòa xuống 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ sẽ không thể thấp quá 23 độ C đảm bảo không chênh lệch quá lớn với nhiệt độ bên ngoài. ![]() ![]() Dry là chế độ làm khô giúp hạ nhiệt độ phòng bằng cách làm độ ẩm trong không khí, rất phù hợp với thời tiết oi bức, độ ẩm cao mà trời ít gió gây khó chịu. Cách làm này giúp giảm nhiệt độ trong phòng nhưng không lại không cần làm nóng phía bên ngoài để đảm bảo luồng không khí mát hơn. Chế độ Dry tiêu hao ít năng lượng hơn nên máy nén vận hành chậm hơn làm giảm tiêu thụ điện năng của điều hòa giúp tiền điện của gia đình bạn giảm đáng kể hàng tháng. Tìm ngay điều khiển điều hòa và chỉnh chế độ giọt nước thay vì hình bông tuyết nhé! Thêm một trường hợp khác, nếu nhà bạn không có điều hòa hoặc bạn đang ở trọ không có điều kiện sắm điều hòa thì vẫn còn nhiều cách chống nóng cực kỳ hiệu quả như |
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:55 PM |
© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.